Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016

Các lưu ý khi chọn đồ chơi cho bé

Đồ chơi trẻ em như một công cụ không thể thiếu để cha mẹ giao tiếp cùng trẻ, giúp trẻ phát triển về trí tuệ, kích thích trí tò mò, óc tưởng tượng và nuôi dưỡng năng lực sáng tạo.
Trước muôn vàn các loại đồ chơi trông vô cùng bắt mắt, nhất là trước những đồ chơi được quảng cáo rất hấp dẫn như “giúp phát triển trí thông minh cho trẻ”, thì không ít cha mẹ phải đau đầu với việc lựa chọn đồ chơi như thế nào để phù hợp với sự phát triển của con, đồng thời phân vân không biết “lời quảng cáo” kia có thật hay không.
Bài viết dưới đây được tham khảo từ chương trình tư vấn nuôi dạy con “Sukusuku kosodate” trên kênh NHK dành cho các bậc cha mẹ Nhật Bản, hi vọng sẽ phần nào giải đáp được những băn khoăn của bố mẹ khi chọn đồ chơi cho con. Quà tặng độc đáo

1. Tiêu chí khi chọn đồ chơi

Khi chọn mua đồ chơi cho con có 3 điểm quan trọng nhất cha mẹ cần lưu tâm đó là:
- Đồ chơi đó có thể chơi cùng người khác, cha mẹ có thể giao tiếp, trò chuyện với trẻ thông qua đồ chơi ấy.
- Đồ chơi đó phải nuôi dưỡng khả năng tập trung cho trẻ, hoặc nó sẽ biến hóa khi trẻ chơi hoặc tác động vào nó.
- Nếu có thể thì đồ chơi handmade là một lựa chọn không tồi vì nó có ý nghĩa đặc biết đối với trẻ: cho trẻ cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ, lưu lại những kỉ niệm ấu thơ cho trẻ.

2. Những đồ chơi thông minh

Đồ chơi thông minh không có nghĩa là phải thật hiện đại, thật mắc tiền và phải hoạt động bằng pin. Bạn không nên cho con tiếp xúc với những món đồ chơi điện tử quá nhiều vì nó không thật sự tốt cho sự phát triển của con trẻ.
Đồ chơi thông minh chính là những món đồ chơi đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Nâng cao khả năng giao tiếp và trí tưởng tưởng của trẻ. Chơi búp bê, chơi đồ hàng… chính là những trò chơi, những đồ chơi giúp trẻ có khả năng “biên kịch” ra những câu chuyện dài lê thê không có hồi kết. Với những hình nộm, búp bê, tượng… là những nhân vật không thể thiếu trong các “tập phim” của bé.
- Rèn sự khéo tay. Trò chơi với đất sét, tô tượng, xé giấy, vẽ tranh, tô màu… là những trò chơi rèn luyện đôi tay khéo léo. Trẻ sẽ thích mê với những thú vui này. Hơn thế nữa, thông qua các trò chơi khéo tay sẽ giúp trẻ bộc lộ năng khiếu của mình.
- Rèn sự quan sát. Trò chơi xếp hình, tìm điểm khác nhau giữa các bức tranh… là trò chơi rèn sự nhanh tay lẹ mắt của trẻ. Tốc độ tìm những mảnh ghép và ghép chúng lại với nhau thành bức tranh hoàn chỉnh phản ánh trí thông minh và sự linh hoạt của trẻ.
- Đồ chơi xây dựng, lắp ghép… giúp phát triển trí tuệ, sự vận động và tăng khả năng giao tiếp ở trẻ.

3.Lựa chọn đồ chơi theo lứa tuổi

- Bé dưới 4 tháng tuổi: Bạn nên mua cho bé những đồ chơi có tác dụng phát triển thị giác, thính giác và các động tác của cơ bàn tay. Đó là những đồ chơi to, màu sắc sặc sỡ, có âm thanh phát ra.
- Bé 5-10 tháng tuổi: Lúc này bé đã có thể giơ tay lên để cầm nắm nên bạn có thể chọn cho bé những đồ chơi dễ cầm, phát quang, phát ra âm thanh và dễ lay động được.
- Bé 11-18 tháng: Bé đã biết đi, bạn nên mua cho con những đồ chơi phát ra âm thanh và có thể chuyển động được như xe tập đi, xe đẩy, xe kéo giành cho trẻ nhỏ… để giúp bé có hứng thú rèn luyện kỹ năng đi..
- Bé 18 tháng-3 tuổi: Thể lực và trí tuệ của bé đã phát triển hơn. Bé thích bắt chước và tập làm theo những động tác của người lớn. Tư duy của bé mang tính trực quan hình tượng. Vì thế, bạn nên mua cho trẻ những đồ chơi có tính chất mô phỏng lại cuộc sống xã hội như: đồ chơi nấu ăn, đồ chơi bác sĩ…
- Bé 4-5 tuổi: Bé đã lớn và không còn hứng thú với những đồ chơi có chi tiết đơn giản mà thích những thứ có khả năng cử động, chẳng hạn như: búp bê phải cử động được chân tay, mắt hay thay được quần áo...
- Bé 5-6 tuổi: Bạn nên chọn mua những đồ chơi phát huy trí thông minh của bé như: đất sét, đồ chơi xếp hình, tranh động vật, trò chơi điện tử…
Lựa chọn đồ chơi theo tính cách của bé
- Đối với những bé quá hiếu động: Nên chọn những đồ chơi ở trạng thái tĩnh để sửa thói quen quá hiếu động của bé. Những trò chơi như xếp hình, đất nặn… định hướng sự chú ý của bé vào tay và não để tháo, lắp ghép hình, dần dần sẽ khắc phục được thói quen hiếu động của trẻ.
- Đối với những bé có tính nhút nhát, trầm ngâm: Nên chọn loại đồ chơi ở trạng thái động, ví dụ như: ôtô, máy bay, xe tăng… hoặc các loại đồ chơi cần phải chơi cùng bạn để giúp bé dần hoạt bát và nhanh nhẹn hơn.
- Đối với những bé hấp tấp, vội vàng: Hãy lựa chọn những đồ chơi mang tính chế tác để sửa tính khí nóng vội cho bé. Một số đồ chơi tự tạo bằng giấy, gỗ, vải để bé tự tay làm sẽ luyện cho trẻ tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, không nóng vội.
Đồ chơi trẻ em - quà sinh nhật - Quà tặng độc đáo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét