Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

Hướng dẫn chọn đồ chơi trẻ em từ 3 - 5 tuổi

Chọn đồ chơi cho trẻ 3 – 5 tuổi

Để việc mua đồ chơi cho trẻ có hiệu quả, cần nắm bắt được các yếu tố: Tâm lý lứa tuổi, sự đáp ứng của thị trường đồ chơi trẻ em , khả năng kinh tế của gia đình.
Cần phải có kiến thức khi mua đồ chơi
Lâu rồi tôi không quan tâm tới chuyện mua đồ chơi, vì các con tôi đã lớn. Nhưng hôm trước, có đứa cháu thông báo là con nó sắp sinh nhật 5 tuổi, mời ông trẻ đến dự, tôi phải đi mua đồ chơi để tặng.
Tôi là người cẩn thận, nên đã vào các trang web về trẻ em tìm mục hướng dẫn mua đồ chơi. Tôi đọc và ghi chép cẩn thận các hướng dẫn. Chưa yên tâm, tôi tìm gặp một số bạn bè là cô giáo dạy ở các trường mầm non, trò chuyện với một số ông bố, bà mẹ có con ở độ 3 - 5 tuổi, thì thấy việc mua đồ chơi cho trẻ không chỉ dừng lại ở một số hướng dẫn trên mạng Internet.


Cần lựa chọn đồ chơi phù hợp để giúp trẻ phát triển trí tuệ.
Ở lứa tuổi 3 - 5, trẻ muốn tìm hiểu xung quanh một cách chủ động hơn. Chúng luôn mồm hỏi, đặt ra khá nhiều câu hỏi hóc búa khiến người lớn đôi khi cũng bí. Đây là lứa tuổi mẫu giáo, trẻ hiếu động, thích tự do khám phá, sự hiểu biết của chúng có thể tăng lên hàng ngày. Có những hiểu biết, những câu nói của chúng có thể khiến chúng ta ngạc nhiên. Cũng đừng quên đây là độ tuổi mà các chuyên gia giáo dục gọi là "giai đoạn cửa sổ cơ hội", nghĩa là chúng có khả năng rất kỳ diệu, nếu biết duy trì và phát huy, trẻ có thể biết được nhiều thứ, làm được nhiều thứ.
Vì vậy, với độ tuổi này nên chọn đồ chơi mang tính phát triển trí tuệ giản đơn và có phân biệt giới tính rõ ràng.
Đồ chơi như thế nào là phù hợp?
Đồ chơi cho lứa tuổi này cần hướng vào sự phát triển trí tuệ, đáp ứng ý thích khám phá của trẻ. Với đặc điểm lứa tuổi, trẻ hay tự làm thỏa chí tò mò bằng cách chỉ sau vài phút vui thích sẽ tháo tung món đồ chơi đắt tiền mà cha mẹ chúng vừa mới mua. Đó cũng là một trả giá cho sự tìm tòi học hỏi của chúng.


Do vậy, mua đồ chơi cho trẻ ở lứa tuổi này, cha mẹ không nên mua loại đồ chơi sang trọng, quý giá, đắt tiền; chỉ cần mua đồ chơi là những thứ gần gũi hàng ngày như điện thoại, búp bê biết mở mắt, biết nói, xe ôtô có động cơ chạy bằng pin, thú nhồi bông... (chú ý giới tính của con mình để mua cho phù hợp).
Một số nguyên tắc cần tuân thủ khi mua đồ chơi
- Đồ chơi phải an toàn, có ý nghĩa giáo dục:
Không mua cho con đồ chơi có kích thước nhỏ hơn nắm tay của trẻ. Tránh những vật có góc nhọn, sắc, hoặc những vật dễ vỡ thành nhiều mảnh nhỏ vì em bé có thể nuốt nó hoặc bị thương. Nên tránh những đồ chơi khó giặt, nên chọn những đồ chơi có thể giặt máy được, dễ dàng bảo quản.
- Không cần có quá nhiều đồ chơi:
Tốt nhất nên để con chơi 1 đến 3 thứ đồ chơi mà trẻ thích. 1 hoặc 2 tuần sau, khi trẻ chán đồ chơi mà chúng đang có, đòi đồ chơi mới, lúc đó hãy đem những đồ chơi mà bạn cất giữ trước đó ra. Dù là cũ, nhưng những đồ chơi này cũng hấp dẫn đứa trẻ giống như mới.
- Không chơi một thứ đồ chơi quá lâu:
Dù là đồ chơi đắt tiền, quý hiếm mà đứa trẻ rất thích cũng không để trẻ chơi quá một tuần. Nếu để trẻ chơi quá lâu, đồ quý hiếm cũng trở nên nhàm chán, mất giá trị. Hơn nữa, chơi một thứ lâu như vậy, trẻ sẽ chán , "hắt hủi" những đồ chơi khác.
- Kiếm những đồ chơi ngộ nghĩnh nhất và lý thú nhất:
Hãy tìm hiểu con để chọn đồ chơi cho trẻ tuỳ theo lứa tuổi, bao gồm những thứ sau: Hộp đựng đồ ăn bằng nhựa; hộp không bằng nhựa hoặc bằng giấy carton; muỗng bằng gỗ, thìa, ly, dĩa bằng giấy bìa cứng; nhiều hộp với nhiều kích cỡ khác nhau dễ dàng đóng mở; ống bằng giấy bìa cứng; túi xách bằng giấy; giấy bạc, giấy màu, giấy hoa; quả bóng tennis; những mẩu vải thừa...
Một đồ chơi tốt, ít nhất cần có 3 tiêu chuẩn: Đơn giản, nhằm phát huy khả năng tưởng tượng cho trẻ. An toàn: Không quá nhỏ, quá cứng, không dùng các loại sơn, nhựa tái chế và nhiều chi tiết dễ bẻ gẫy. Phát huy được một khả năng nào đó của trẻ: Giúp trẻ phát triển được trí tưởng tượng, sự khéo léo, óc phân tích... phù hợp với mức độ trí tuệ của trẻ.

Đồ chơi trẻ em - Quà sinh nhật - Quà tặng độc đáo

Tham khảo tại :  http://dochoiquatang.net/

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Chọn đồ chơi trẻ em cho bé tròn 2 tuổi như thế nào

Chọn đồ chơi trẻ em giúp bé phát triển trong giai đoạn 1-3 tuổi
Từ 1 đến 3 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Vì vậy cha mẹ không nên lơ là trong việc chọn lựa đồ chơi sao cho con nhỏ có thể phát triển toàn diện nhất.
Sau đây là một số gợi ý nho nhỏ khi lựa chọn đồ chơi cho bé trong giai đoạn phát triển quan trọng này.
1. Các trò chơi với hình khối

Chơi với các hình khối sẽ kích thích nhiều kỹ năng khác nhau của bé: kết hợp tay -mắt, học các khái niệm hình dạng, khái niệm trong - ngoài… Vậy cha mẹ nên bắt đầu cho bé chơi với các loại hình khối nào? Mẹ có thể chọn mua các đồ chơi gỗ với nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau, quan trọng là kích thước phải vừa tay để bé dễ dàng cầm được. Nên bắt đầu bằng các hình đơn giản như tròn, vuông, tam giác,... là tốt nhất.
2. Các trò chơi xếp hình

Khi bé đã bắt đầu nhận biết được các hình dạng của đồ chơi, bạn có thể cho bé chơi trò phân loại hình: xếp đúng hình vuông vào ô hình vuông, đúng hình tròn vào ô hình tròn... Bằng cách này, bé sẽ học được khái niệm nguyên nhân – kết quả khi cho hình đúng vào ô tương ứng, hình sẽ lọt xuống dưới. Mẹ cũng có thể kết hợp vừa chơi chung, vừa nói chuyện để bé biết được tên của các khối hình cũng như màu sắc của chúng. Đối với các bé trên 2 tuổi, mẹ có thể cho bé chơi với các hình phức tạp hơn như hình ovan, hình bát giác.
3. Cưỡi xe đồ chơi, thú đồ chơi

Trẻ rất thích được tự đi chơi để chứng tỏ tính độc lập của mình. Cưỡi trên xe đồ chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động, thăng bằng và phối hợp. Đây là những kỹ năng rất cần thiết cho trẻ sau này. Trẻ nhỏ hơn 3 tuổi chưa thể đạp xe, vì vậy trẻ thích chơi các đồ chơi với động cơ. Những đồ chơi giống thật như xe cảnh sát, xe cứu hỏa không những làm trẻ hứng thú mà còn kích thích trẻ phát triển khả năng tưởng tượng, nhập vai vào nhân vật. Quả thật là Quà tặng độc đáo phải không nào
Khi trẻ gần lên 3 là lúc đã có đủ kĩ năng phối hợp tay - chân - mắt để có thể tập đạp xe, lúc này mẹ có thể đầu tư cho bé chiếc xe đạp 3 bánh rồi đấy.
4. Bóng

Bóng là món đồ chơi tuyệt vời, không chỉ giúp bé tập thể dục mà sau mỗi lần chơi, bé sẽ ăn ngon và nhiều hơn nữa. Khoảng 2 tuổi, bé có thể chơi rất nhiều trò với bóng: ném, đá, chạy theo bóng. Khi bé đã chơi quen, bạn có thể vạch ra một cái gôn nho nhỏ và hướng dẫn bé đá bóng vào gôn. Bằng cách này, bé rèn khả năng kết hợp tay - chân - mắt rất hiệu quả. Ban đầu mẹ có thể làm chiếc gôn to một chút để bé không buồn khi chưa đưa được bóng vào gôn nhé.
5. Thú bông, búp bê

Mong muốn bé phát triển các kỹ năng về giao tiếp xã hội ngay từ khi con nhỏ là điều mà các ông bố bà mẹ quan tâm hàng đầu. Thú bông, búp bê là những “thành viên” giúp đỡ tuyệt với nhất trong vấn đề này. Thông qua thú bông, bạn có thể dạy bé hành động nào là đúng, hành động nào là tốt. Ví dụ như mẹ có thể nói “em Cún cảm ơn bạn Ti vì đã cho Cún ăn bánh chung” hay “em Mèo đang buồn, con hãy đội mũ cho em để em vui lên nhé”.
Không chỉ tăng kỹ năng về xã hội, bé còn được kích thích trí tưởng tượng khi tham gia các trò chơi với thú bông nữa. Lần tới khi bé chơi một mình, nếu để ý, bạn có thể nghe thấy bé nói chuyện với thú bông bằng những câu nói mà bạn đã dạy cho bé đó.
Tham khảo đồ chơi trẻ em tại đây:
Đồ chơi trẻ em - quà sinh nhật - Quà tặng độc đáo

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016

Chọn đồ chơi cho bé 1 tuổi

Những đồ chơi trẻ em thông minh cho bé 1 tuổi giúp kích thích sự sáng tạo một cách hiệu quả sẽ giúp cho các bậc phụ huynh có thể chủ động hướng nhận thức của con em mình ngày một đi theo chiều hướng phát triển tích cực nhất. Khi bé đã vào giai đoạn 1 tuổi, là độ tuổi sẽ có nhiều bước tiến đánh dấu chặng hành trình khôn lớn đầu tiên nên các mẹ có thể cho con tiếp xúc với các loại đồ chơi như xếp hình, đồ chơi lắp ghép, đồ chơi phát ra âm thanh thật sống động hay những cuốn sách được tạo hình với nhiều tranh ảnh thật ngộ nghĩnh đáng yêu. Đây chính là những loại đồ chơi kích thích tính tư duy, khả năng học hỏi tìm tòi và qua đó có thể định hướng tốt hơn cho trí não của trẻ ngay từ tháng năm đầu đời.
1. Đồ chơi lắp ghép
đồ chơi lắp ghép
Không có gì kích thích sự sáng tạo của bé bằng đồ chơi lắp ghép. Bạn có thể tập cho bé chơi đồ chơi này bằng dạng lắp ghép hình khối để bé có thể thỏa sức sáng tạo, lắp ghép những gì bé thích, hoặc đơn giản là ghép chúng lại thật cao, cao hơn cả bé, rồi từ từ tháo từng cái một ra. Chắc chắn loại đồ chơi này sẽ được đưa vào danh sách yêu thích của bé. Bạn nên lưu ý chọn những mảnh lắp ghép có bo tròn ở các cạnh và không quá sắc, nhọn, để bé không bị thương khi chơi nhé.
2. Đồ chơi xếp hình

Một lựa chọn khác cho bé 1 tuổi là đồ chơi xếp hình. Bạn nên cho bé bắt đầu với việc xếp các mảnh ghép vào các ô có hình dạng tròn, vuông, chữ nhật đơn giản. Sau khi bé đã nhuần nhuyễn việc nhận dạng hình dáng đồ vật thì mới chuyển sang cho bé ghép những mẫu hình đơn giản có từ 5 – 10 miếng ghép.
3. Đồ chơi phát ra âm thanh

Bé 1 tuổi bắt đầu thích nghịch phá với âm thanh và tạo ra những tiếng động ồn ào. Để giúp bé nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc và cũng để người lớn đỡ nhức đầu thì một món đồ chơi phát ra những tiếng nhạc du dương, nhẹ nhàng là lựa chọn tốt cho các bậc cha mẹ. Nếu theo xu hướng hiện đại thì bạn có thể chọn đàn đồ chơi mini, điện thoại phát ra tiếng nhạc, hộp âm nhạc…. Nếu theo xu hướng truyến thống, bạn có thể chọn các bộ đàn gõ, trống đánh bằng tay…
4. Sách

. Bạn nên kể sơ câu chuyện, ứng với từng hình ảnh để bé hiểu cẩu chuyện mỗi khi lật từng trang sách. Có bé sẽ không nhớ nhiều về chuyện bạn kể, nhưng cũng có bé sẽ có thể kể lại vanh vách từng trang sách như chính bé có thể đọc được chữ vậy.
Đó là những món Quà tặng độc đáo, đáng yêu dành cho bé nhân ngày tết thiếu nhi phải không nào?
Quà tặng độc đáo - Đồ chơi trẻ em - Quà sinh nhật

Các lưu ý khi chọn đồ chơi cho bé

Đồ chơi trẻ em như một công cụ không thể thiếu để cha mẹ giao tiếp cùng trẻ, giúp trẻ phát triển về trí tuệ, kích thích trí tò mò, óc tưởng tượng và nuôi dưỡng năng lực sáng tạo.
Trước muôn vàn các loại đồ chơi trông vô cùng bắt mắt, nhất là trước những đồ chơi được quảng cáo rất hấp dẫn như “giúp phát triển trí thông minh cho trẻ”, thì không ít cha mẹ phải đau đầu với việc lựa chọn đồ chơi như thế nào để phù hợp với sự phát triển của con, đồng thời phân vân không biết “lời quảng cáo” kia có thật hay không.
Bài viết dưới đây được tham khảo từ chương trình tư vấn nuôi dạy con “Sukusuku kosodate” trên kênh NHK dành cho các bậc cha mẹ Nhật Bản, hi vọng sẽ phần nào giải đáp được những băn khoăn của bố mẹ khi chọn đồ chơi cho con. Quà tặng độc đáo

1. Tiêu chí khi chọn đồ chơi

Khi chọn mua đồ chơi cho con có 3 điểm quan trọng nhất cha mẹ cần lưu tâm đó là:
- Đồ chơi đó có thể chơi cùng người khác, cha mẹ có thể giao tiếp, trò chuyện với trẻ thông qua đồ chơi ấy.
- Đồ chơi đó phải nuôi dưỡng khả năng tập trung cho trẻ, hoặc nó sẽ biến hóa khi trẻ chơi hoặc tác động vào nó.
- Nếu có thể thì đồ chơi handmade là một lựa chọn không tồi vì nó có ý nghĩa đặc biết đối với trẻ: cho trẻ cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ, lưu lại những kỉ niệm ấu thơ cho trẻ.

2. Những đồ chơi thông minh

Đồ chơi thông minh không có nghĩa là phải thật hiện đại, thật mắc tiền và phải hoạt động bằng pin. Bạn không nên cho con tiếp xúc với những món đồ chơi điện tử quá nhiều vì nó không thật sự tốt cho sự phát triển của con trẻ.
Đồ chơi thông minh chính là những món đồ chơi đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Nâng cao khả năng giao tiếp và trí tưởng tưởng của trẻ. Chơi búp bê, chơi đồ hàng… chính là những trò chơi, những đồ chơi giúp trẻ có khả năng “biên kịch” ra những câu chuyện dài lê thê không có hồi kết. Với những hình nộm, búp bê, tượng… là những nhân vật không thể thiếu trong các “tập phim” của bé.
- Rèn sự khéo tay. Trò chơi với đất sét, tô tượng, xé giấy, vẽ tranh, tô màu… là những trò chơi rèn luyện đôi tay khéo léo. Trẻ sẽ thích mê với những thú vui này. Hơn thế nữa, thông qua các trò chơi khéo tay sẽ giúp trẻ bộc lộ năng khiếu của mình.
- Rèn sự quan sát. Trò chơi xếp hình, tìm điểm khác nhau giữa các bức tranh… là trò chơi rèn sự nhanh tay lẹ mắt của trẻ. Tốc độ tìm những mảnh ghép và ghép chúng lại với nhau thành bức tranh hoàn chỉnh phản ánh trí thông minh và sự linh hoạt của trẻ.
- Đồ chơi xây dựng, lắp ghép… giúp phát triển trí tuệ, sự vận động và tăng khả năng giao tiếp ở trẻ.

3.Lựa chọn đồ chơi theo lứa tuổi

- Bé dưới 4 tháng tuổi: Bạn nên mua cho bé những đồ chơi có tác dụng phát triển thị giác, thính giác và các động tác của cơ bàn tay. Đó là những đồ chơi to, màu sắc sặc sỡ, có âm thanh phát ra.
- Bé 5-10 tháng tuổi: Lúc này bé đã có thể giơ tay lên để cầm nắm nên bạn có thể chọn cho bé những đồ chơi dễ cầm, phát quang, phát ra âm thanh và dễ lay động được.
- Bé 11-18 tháng: Bé đã biết đi, bạn nên mua cho con những đồ chơi phát ra âm thanh và có thể chuyển động được như xe tập đi, xe đẩy, xe kéo giành cho trẻ nhỏ… để giúp bé có hứng thú rèn luyện kỹ năng đi..
- Bé 18 tháng-3 tuổi: Thể lực và trí tuệ của bé đã phát triển hơn. Bé thích bắt chước và tập làm theo những động tác của người lớn. Tư duy của bé mang tính trực quan hình tượng. Vì thế, bạn nên mua cho trẻ những đồ chơi có tính chất mô phỏng lại cuộc sống xã hội như: đồ chơi nấu ăn, đồ chơi bác sĩ…
- Bé 4-5 tuổi: Bé đã lớn và không còn hứng thú với những đồ chơi có chi tiết đơn giản mà thích những thứ có khả năng cử động, chẳng hạn như: búp bê phải cử động được chân tay, mắt hay thay được quần áo...
- Bé 5-6 tuổi: Bạn nên chọn mua những đồ chơi phát huy trí thông minh của bé như: đất sét, đồ chơi xếp hình, tranh động vật, trò chơi điện tử…
Lựa chọn đồ chơi theo tính cách của bé
- Đối với những bé quá hiếu động: Nên chọn những đồ chơi ở trạng thái tĩnh để sửa thói quen quá hiếu động của bé. Những trò chơi như xếp hình, đất nặn… định hướng sự chú ý của bé vào tay và não để tháo, lắp ghép hình, dần dần sẽ khắc phục được thói quen hiếu động của trẻ.
- Đối với những bé có tính nhút nhát, trầm ngâm: Nên chọn loại đồ chơi ở trạng thái động, ví dụ như: ôtô, máy bay, xe tăng… hoặc các loại đồ chơi cần phải chơi cùng bạn để giúp bé dần hoạt bát và nhanh nhẹn hơn.
- Đối với những bé hấp tấp, vội vàng: Hãy lựa chọn những đồ chơi mang tính chế tác để sửa tính khí nóng vội cho bé. Một số đồ chơi tự tạo bằng giấy, gỗ, vải để bé tự tay làm sẽ luyện cho trẻ tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, không nóng vội.
Đồ chơi trẻ em - quà sinh nhật - Quà tặng độc đáo